Khai giảng Lớp Bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương khóa 01/2023 Khoa Lý luận cơ sở đi nghiên cứu thực tế tại xã Vĩnh Trạch Đông Phấn đấu xây dựng Trường Chính trị Châu Văn Đặng đạt chuẩn mức 1 Sáng ngày 20 tháng 02 năm 2023, Trường Chính trị Châu Văn Đặng tổ chức Lễ khai giảng Lớp Bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy quản lý (đối tượng 4) tỉnh Bạc Liêu năm 2022 - Lớp thứ bảy ngày 13 tháng 02 năm 2023, Trường Chính trị Châu Văn Đặng tổ chức Lễ khai giảng Lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy quản lý (đối tượng 4) tỉnh Bạc Liêu năm 2022 - Lớp thứ sáu Giá trị lịch sử và sự trường tồn của các kỳ Đại hội Đảng Giá trị lịch sử và sự trường tồn của các kỳ Đại hội Đảng Trường Chính trị Châu Văn Đặng: Tiên phong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Sáng ngày 06 tháng 02 năm 2023, Trường Chính trị Châu Văn Đặng tổ chức Lễ khai giảng Lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy quản lý (đối tượng 4) tỉnh Bạc Liêu năm 2022 - Lớp thứ năm Bản yêu sách tám điểm gửi Hội nghị Quốc tế hòa bình Versailes. Bút hiệu Nguyễn Ái Quốc ra đời.
Liên kết web
Thăm dò
Thống kê truy cập

null Nâng cao chất lượng nghiên cứu thực tế giảng viên ở Trường Chính trị Châu Văn Đặng tỉnh Bạc Liêu

Tin tức|Tin tức sự kiện|Tin tổng hợp
Thứ ba, 19/10/2021, 11:23
Màu chữ Cỡ chữ
Nâng cao chất lượng nghiên cứu thực tế giảng viên ở Trường Chính trị Châu Văn Đặng tỉnh Bạc Liêu

Nghiên cứu thực tế giảng viên ở trường chính trị có thể hiểu là những hoạt động khảo sát, điều tra, nghiên cứu, tìm hiểu, nắm bắt tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước ở địa phương, đơn vị; công tác xây dựng tổ chức Đảng, hoạt động quản lý Nhà nước của chính quyền, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở; việc vận dụng của cán bộ, công chức tại cơ sở đối với những kiến thức đã được trang bị khi giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tế. Nghiên cứu thực tế là một trong những nhiệm vụ chính trị cơ bản của giảng viên ở trường chính trị, nghiên cứu thực tế giúp giảng viên gắn lí luận với thực tiễn. Người giảng viên giảng dạy lí luận chính trị với khả năng kết nối vốn kiến thức chuyên môn được đào tạo, được tích lũy trong quá trình nghiên cứu khoa học với kiến thức thực tiễn thông qua nghiên cứu thực tế sẽ tránh được “lí luận suông” và “thực tiễn mù quáng” trong giảng dạy.

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của nghiên cứu thực tế đối với giảng viên giảng dạy lí luận chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – cơ quan chủ quản phụ trách chuyên môn đối với hệ thống các trường chính trị tỉnh, thành phố luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao hoạt động này. Cụ thể Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã ban hành các quyết định có liên quan đến nhiệm vụ của giảng viên về giảng dạy, về nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, về nghiên cứu thực tế như: Quyết định số 1855/QĐ-HVCTQG ngày 21 tháng 4 năm 2016 về việc ban hành bộ quy chế quản lý đào tạo của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hướng dẫn số 257/HD-HVCTQG ngày 30 tháng 6 năm 2017, hướng dẫn hoạt động đi nghiên cứu thực tế của cán bộ, giảng viên trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đặc biệt hiện nay là quyết định số 2252/QĐ-HVCTQG ngày 02 tháng 5 năm 2019 về việc ban hành Quy chế quản lý đào tạo của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có quy chế giảng viên trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ban hành kèm theo quyết định số 2252-QĐ/HVCTQG ngày 02 tháng 5 năm 2019 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) quy định về các nhiệm vụ của giảng viên trong đó có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thực tế để bổ sung kiến thức thực tiễn vào bài giảng.

Trường Chính trị Châu Văn Đặng tinh Bạc Liêu là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Trường có chức năng, nhiệm vụ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cơ sở, cán bộ, công chức ở địa phương về lý luận chính trị - hành chính; chủ trường, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức về một số lĩnh vực khác; tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương.

Với vị trí, vai trò trung tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của Tỉnh, Trường Chính trị Châu Văn Đặng tỉnh Bạc Liêu không ngừng đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Thực hiện nghiêm túc các quy định của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đặc biệt là trong công tác nâng cao chất lượng đội ngủ giảng viên giảng dạy lí luận chính trị cả về lí luận lẫn thực tiễn. Trong những năm qua, nhà trường đã triển khai thực hiện nghiêm túc hoạt động nghiên cứu thực tế đối với giảng viên nhằm gắn kết lí luận với thực tiễn, khắc phục tình trạng “lí luận suông” trong đào tạo lí luận chính trị.

Thực hiện quy định về nhiệm vụ nghiên cứu thực tế của giảng viên trong quy chế giảng viên của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh theo quyết định số 2252-QĐ/HVCTQG, hàng năm Trường ban hành kế hoạch nghiên cứu thực tế đối với giáo viên, trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, mỗi giảng viên căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của mình xây dựng kế hoạch nghiên cứu thực tế cá nhân. Các kế hoạch nghiên cứu thực tế cá nhân của từng giảng viên sẽ được tổng hợp lại thành kế hoạch nghiên cứu thực tế của từng khoa để gửi về Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học tổng hợp trình Hiệu trưởng phê duyệt. Sau khi kế hoạch được phê duyệt Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học cùng với các Khoa sẽ phối hợp với nhau xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo như kế hoạch đã được phê duyệt. Kết thức chuyến đi nghiên cứu thực tế, mỗi giảng viên viết bài báo cáo trình qua Hội đồng Khoa học nhà trường đánh giá và phê duyệt sau đó gửi về Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học lưu trữ.

Nội dung nghiên cứu thực tế xoay quanh các vấn đề như: tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của xã, phường, thị trấn, các huyện, thành phố, thị xã trong và ngoài tỉnh. Kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành của cán bộ chủ chốt, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội; việc triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở; kỹ năng xử lý và giải quyết tình huống đối với những vấn đề ở cơ sở…

Về hình thức và phương pháp đi nghiên cứu thực tế có thể đi thành đoàn hoặc cá nhân. Trước khi tiến hành chuyến đi nghiên cứu thực tế, bộ phận chức năng của trường lên hệ với cơ sở về thời gian và nội dung đoàn cần tiếp cận. Đoàn đi nghiên cứu thực tế thực hiện chủ yếu hai nhiệm vụ đó là nghe cán bộ cơ sở báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trên các mặt, các lĩnh vực và thực địa các mô hình kinh tế, các mô hình quản lý xã hội, viếng và nghe thuyết minh ở các khu di tích lịch sử... của địa phương.

Thời gian qua, thông qua thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu thức tế ở cơ sở đã giúp giảng viên Trường Chính trị Châu Văn Đặng tỉnh Bạc Liêu mở rộng vốn kiến thức thực tiễn, nắm bắt được tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa ở địa phương, các kỹ năng xử lý tình huống nãy sinh trong thực tế,… đây là nguồn tư liệu quý báu làm cho bài giảng của giảng viên thêm sinh động và phong phú, khắc phục được tình trạng “lí luận suông”, giúp giảng viên tự tin hơn, bản lĩnh hơn trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Bên cạnh đó, nghiên cứu thực tế còn giúp giảng viên thực hiện nhiệm vụ tổng kết thực tiễn, tức là qua việc đi thực địa kết hợp với nghe báo cáo và giải đáp thắc mắc của cán bộ cấp cơ sở giảng viên sẽ phát hiện được những thiếu sót, bất cập trong các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, từ đó có những kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cho phù hợp với thực tiễn.

Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu thực tế của giảng viên ở trường Chính trị Châu Văn Đặng tỉnh Bạc Liêu hiện nay cũng gặp một số khó khăn hạn chế nhất định như: trình tự thủ tục liên kết phối hợp với cơ sở nơi đoàn sẽ đến nghiên cứu còn chưa có quy định rõ ràng, việc này vừa làm ảnh hưởng đến kế hoạch nghiên cức thực tế của nhà trường đã ban hành vừa làm ảnh hưởng đến thời gian thực hiện nhiệm vụ của cán bộ cơ sở khi tiếp đón đoàn nghiên cứu thực tế. Bên cạnh đó, việc giảng viên vừa phải thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu thực tế và một số nhiệm vụ khác nên việc sắp xếp kế hoạch cho việc đi nghiên cứu thực tế gặp nhiều khó khăn, nhất là đi nghiên cứu thực tế theo đoàn. Việc nghiên cứu thực tế đôi khi chỉ dừng lại ở nghe báo cáo từ phía cơ sở nên số lượng thông tin còn chưa đảm bảo tính bao quát và nhìn dưới gốc độ nghiên cứu thực tế thì đây cũng chỉ dừng lại ở mức độ nghe báo cáo về mặt lí luận chứ chưa gắn với thực tiễn, làm cho chuyến đi nghiên cứu thực tế có lúc, có nơi chưa đạt kết quả như mong muốn.

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và hạn chế những khó khăn, tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả nhiệm vụ nghiên cứu thực tế của giảng viên giảng dạy lí luận chính trị, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:

Thứ nhất, khi xây dựng kế hoạch nghiên cứu thực tế cần đảm bảo tính khoa học, tính khả thi cả về nội dung lẫn hình thức, địa điểm và thời gian đi nghiên cứu thực tế. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng liên quan đến chất lượng của nghiên cứu thực tế. Về hình thức và địa điểm đi nghiên cứu cũng phải phù hợp với nội dung cần nghiên cứu, nhất là những nội dung mang tính đặc thù hoặc đối với nội dung nghiên cứu đối với các mô hình thí điểm. Về nội dung tránh đưa ra những vấn đề nghiên cứu quá rộng lớn hoặc quá chung chung, như vậy nội dung tiếp thu được qua chuyến đi nghiên cứu thực tế không đáp ứng trực tiếp được yêu cầu giảng dạy. Ngoài ra, nội dung nghiên cứu cần tập trung vào những vấn đề mới phát sinh, những vấn đề nổi cộm, bức xúc, đang được xã hội quan tâm…. Để nắm bắt tình hình thực tiễn, qua đó thực hiện nhiệm vụ tham mưu, đề xuất  bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách.

Thứ hai, nhà trường nên xây dựng và ban hành quy trình thẩm định báo cáo nghiên cứu thực tế của giảng viên một cách khoa học với nhiều hình thức thẩm định khác nhau nhằm vừa đánh giá hiệu quả chuyến đi nghiên cứu thực tế vừa đánh giá khả năng vận dụng thực tiễn vào giảng dạy lí luận của giảng viên. Ngoài việc thẩm định chất lượng nghiên cứu thực tế qua bản báo cáo có thể tổ chức thẩm định thông qua khâu duyệt giáo án, thông qua dự giờ, thao giảng hoặc tổ chức tọa đàm…

Thứ ba, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các khoa, phòng ngay từ khâu xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch nghiên cứu thực tế của giảng viên, tránh chồng chéo giữa kế hoạch giảng dạy, kế hoạch thực hiện một số nhiệm vụ khác với kế hoạch đi nghiên cứu thực tế.

Thứ tư, mỗi giảng viên nên nhận thức đúng đắn về vai trò và ý nghĩa của nghiên cứu thực tế, từ đó chủ động bố trí, sắp xếp, lập kế hoạch nghiên cứu thực tế cho cá nhân, đăng ký nội dung, thời gian, cách thức, địa điểm đi nghiên cứu thực tế. Mỗi cá nhân giảng viên phải có ý thức tự giác, tinh thần thái độ nghiêm túc, cầu thị,… nhằm tiếp thu một cách hiệu quả nhất những vấn đề của thực tiễn làm phong phú thêm nội dung bài giảng.

Thứ năm, tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Ban Giám hiệu đối với hoạt động nghiên cứu thực tế của giảng viên. Sau khi ban hành kế hoạch đi nghiên cứu thực tế đối với giảng viên, Ban Giám hiệu nên có kế hoạch hoặc phân công theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra, đôn đốc…. Nhà trường cũng cần có sự phối hợp nhận thông tin phản hồi từ cơ sở về vấn đề nghiên cứu thực tế của giảng viên. Trong đánh giá chất lượng sản phẩm hoạt động nghiên cứu thực tế, cần có sự biểu dương khen thưởng đối với những bài báo cáo thực tế chất lượng và cần có hình thức kỷ luật thích đáng đối với những giảng viên không chấp hành nghiêm quy định nghiên cứu thực tế.

Nghiên cứu thực tế là một yêu cầu cần thiết đối với giảng viên giảng dạy lí luận chính trị nói chung cũng như giảng viên giảng dạy lí luận chính trị ở các trường chính trị nói riêng. Bởi những kiến thức từ việc nghiên cứu thực tế sẽ giúp giảng viên chủ động, tự tin và bản lĩnh hơn trong giảng dạy, giúp bài giảng được sinh động hơn tránh được tình trạng “giáo điều”, “kinh viện”, “lý luận suông”.

Khi nói về vấn đề gắn lí luận với thực tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Thống nhất giữa lí luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn không có lí luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. Câu nói của Bác cho thấy vai trò to lớn của việc nắm bắt thực tiễn trong nhiệm vụ làm sáng tỏ những vấn đề mang tính lí luận. Và qua câu nói của Người cũng chỉ ra cho chúng ta thấy được rằng để giảng dạy lí luận chính trị hay, thuyết phục được người học nhất thiết phải đưa thực tiễn vào chứng minh cho lí luận, dùng lí luận giải thích các vấn đề của thực tiễn. Để đáp ứng được yêu cầu này nhất thiết người giảng viên giảng dạy lí luận chính trị phải thực hiện thật tốt tất cả các nhiệm vụ của mình như nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn và đặc biệt là nhiệm vụ nghiên cứu thực tế làm phong phú thêm kiến thức thực tiễn hoàn thành nhiệm vụ chính trị của người giảng viên giảng dạy lí luận chính trị./.

Số lượt xem: 391

ThS Trần Kim Cương - Phó trưởng Khoa Lý luận cơ sở

Tin đã đưa
Dịch vụ công Quốc gia Hệ thống văn bản của tỉnh CSDL hộ kinh doanh Thư điện tử công vụ Một cửa điện tử
© TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CHÂU VĂN ĐẶNG TỈNH BẠC LIÊU
Địa chỉ: Số 7, Đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 0781. 3823965 Fax: 0781. 3829654