Khai giảng Lớp Bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương khóa 01/2023 Khoa Lý luận cơ sở đi nghiên cứu thực tế tại xã Vĩnh Trạch Đông Phấn đấu xây dựng Trường Chính trị Châu Văn Đặng đạt chuẩn mức 1 Sáng ngày 20 tháng 02 năm 2023, Trường Chính trị Châu Văn Đặng tổ chức Lễ khai giảng Lớp Bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy quản lý (đối tượng 4) tỉnh Bạc Liêu năm 2022 - Lớp thứ bảy ngày 13 tháng 02 năm 2023, Trường Chính trị Châu Văn Đặng tổ chức Lễ khai giảng Lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy quản lý (đối tượng 4) tỉnh Bạc Liêu năm 2022 - Lớp thứ sáu Giá trị lịch sử và sự trường tồn của các kỳ Đại hội Đảng Giá trị lịch sử và sự trường tồn của các kỳ Đại hội Đảng Trường Chính trị Châu Văn Đặng: Tiên phong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Sáng ngày 06 tháng 02 năm 2023, Trường Chính trị Châu Văn Đặng tổ chức Lễ khai giảng Lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy quản lý (đối tượng 4) tỉnh Bạc Liêu năm 2022 - Lớp thứ năm Bản yêu sách tám điểm gửi Hội nghị Quốc tế hòa bình Versailes. Bút hiệu Nguyễn Ái Quốc ra đời.
Liên kết web
Thăm dò
Thống kê truy cập

null Giá trị lịch sử và sự trường tồn của các kỳ Đại hội Đảng

Tin tức|Tin tức sự kiện|Tin tổng hợp
Thứ sáu, 10/02/2023, 09:57
Màu chữ Cỡ chữ
Giá trị lịch sử và sự trường tồn của các kỳ Đại hội Đảng

Phần 1: Từ Đại hội lần thứ I đến Đại hội lần thứ VI của Đảng

          Ðại hội lần thứ I của Ðảng

          Đại hội lần thứ I của Đảng được tổ chức từ ngày 27 đến 31/3/1935 tại Ma Cao (Trung Quốc), với sự tham dự của 13 đại biểu thay mặt cho 6.000 đảng viên đang hoạt động ở trong và ngoài nước.

          Đại hội đề ra 3 nhiệm vụ trước mắt là: Củng cố và phát triển Đảng; Tranh thủ quần chúng rộng rãi; Chống chiến tranh đế quốc.

          Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 13 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc được cử làm đại diện của Đảng bên cạnh quốc tế Cộng sản. Đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng thư ký (Tổng Bí thư) của Đảng.

          Tháng 7/1936, đồng chí Hà Huy Tập được cử làm Tổng Bí thư của Đảng.

          Tháng 3/1938, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được cử làm Tổng Bí thư của Đảng.

          Đại hội lần thứ I của Đảng đánh dấu sự kiện khôi phục tổ chức đảng từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước ra nước ngoài, thống nhất các phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương.

          Ðại hội lần thứ II của Ðảng

Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời, đã phải đối mặt với những thử thách hiểm nghèo, thù trong, giặc ngoài và hậu quả chính sách của phát-xít Nhật làm hai triệu đồng bào bị chết đói. Ở miền Nam, đêm 22, rạng ngày 23/9/1945, quân Pháp trong trang phục quân Anh, bất ngờ tập kích các công sở của chính quyền cách mạng tại Sài Gòn. Chỉ được hưởng nền độc lập, tự do 21 ngày kể từ ngày 2/9/1945, đồng bào, đồng chí Sài Gòn - Gia Ðịnh cùng đồng bào Nam Bộ tiến hành cuộc kháng chiến cứu nước. Hàng vạn thanh niên miền Bắc hưởng ứng phong trào tòng quân giết giặc, chi viện sức người, sức của cho miền Nam - Thành đồng Tổ quốc.

Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện chủ trương, chính sách cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược, ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 để đuổi quân Tưởng ra khỏi đất nước. Ðảng và Bác Hồ lãnh đạo củng cố chính quyền cách mạng non trẻ, tiến hành Tổng tuyển cử, bầu Quốc hội khóa I, thành lập Chính phủ, ban hành Hiến pháp năm 1946. Cách mạng nước ta dần thoát khỏi thế hiểm nghèo, chuyển sang củng cố thực lực vững chắc, sẵn sàng đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược ở quy mô lớn. Với dã tâm cướp nước ta một lần nữa, trong các ngày 18 và 19/12/1946, chỉ huy Pháp liên tiếp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta đòi tước vũ khí của lực lượng tự vệ, đòi quyền kiểm soát Thủ đô Hà Nội. Thường vụ Trung ương Ðảng họp mở rộng từ ngày 18 đến 19/12/1946 tại làng Vạn Phúc, Hà Ðông nêu quyết tâm tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Cùng ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người nói: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Trong Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, Ban Thường vụ Trung ương Ðảng vạch rõ những nét cơ bản về đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài của nhân dân ta. Ðường lối kháng chiến đúng đắn của Ðảng đã nhanh chóng tạo nên thế trận chiến tranh nhân dân. Chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông (1947) làm phá sản chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp. Cuộc kháng chiến được đẩy tới cao trào trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao. Chính quyền nhân dân tiếp tục được củng cố.

Sau chiến thắng vang dội của Chiến dịch Biên giới (1950), toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta chào đón sự kiện lịch sử quan trọng: Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Ðảng. Từ ngày 11 đến 19/2/1951, Ðại hội họp tại xã Vinh quang, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang, với sự tham dự của 158 đại biểu. Ðại hội đã hoàn thiện đường lối cách mạng dân chủ nhân dân. Ðại hội bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ðảng, đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

          Ðại hội lần thứ III của Ðảng

          Đại hội lần thứ III của Đảng được tổ chức từ ngày 5 đến 10/9/1960 tại Thủ đô Hà Nội, với 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết đại diện cho hơn 500 nghìn đảng viên.

          Đại hội xác định: Nhiệm vụ của cả nước, nhiệm vụ của cả hai miền và mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

          Đại hội thông qua Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1960-1965).

          Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đại hội lần này là Đại hội xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình, thống nhất nước nhà”.

          Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

          Ðại hội lần thứ IV của Ðảng

Với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân ta đã làm nên chiến thắng vĩ đại: giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn cả nước độc lập, thống nhất, cùng thực hiện một nhiệm vụ chiến lược là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước.

Ngày 25/4/1976, Nhân dân cả nước nô nức tham gia cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên trong điều kiện nước nhà hòa bình, độc lập, thống nhất. Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI tại Hà Nội đã ra quyết định lịch sử, đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đây, đất nước ta có nhiều thuận lợi để xây dựng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, như Bác Hồ hằng mong muốn.

Ðại hội lần thứ IV của Ðảng họp từ ngày 14 đến 20/12/1976 tại Hà Nội, với sự tham dự của 1.008 đảng viên thay mặt cho hơn 1,55 triệu đảng viên. Dự Ðại hội có 29 đoàn đại biểu quốc tế. Ðại hội nghe Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng; Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm (1976-1980); Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Ðảng và sửa đổi Ðiều lệ Ðảng.

Ðại hội đã tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi của Nhân dân ta, nêu những bài học kinh nghiệm lớn với nhiều nội dung phong phú và quý báu. Đảng đã kết hợp sức mạnh chiến đấu của tiền tuyến lớn với tiềm lực của hậu phương lớn, đã động viên đến mức cao nhất lực lượng của toàn dân vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đã phát huy đến cao độ những truyền thống cách mạng của Đảng ta và Nhân dân ta. Phân tích tình hình mọi mặt của đất nước, Đại hội đã nêu khái quát những đặc điểm lớn của thời kỳ mới. Đại hội đã vạch ra đường lối, chủ trương xuyên suốt giai đoạn này là thực hiện chính sách hòa hợp dân tộc, cải tạo xã hội chủ nghĩa, hàn gắn vết thương chiến tranh, từng bước khôi phục, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội; đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.

Về công tác xây dựng Ðảng, Đại hội nhấn mạnh: Nâng cao tính giai cấp công nhân và chất lượng lãnh đạo toàn diện của Đảng, kết hợp tính cách mạng và tính khoa học, bảo đảm cho đường lối của Đảng luôn luôn đúng đắn, sáng tạo và được tổ chức thực hiện thắng lợi; bảo đảm cho Đảng luôn luôn đoàn kết nhất trí, gắn bó chặt chẽ với quần chúng để trong bất cứ tình huống nào Đảng cũng có thể làm tròn nhiệm vụ lịch sử của mình.

Ðại hội lần thứ IV của Đảng quyết định lấy lại tên ban đầu của Ðảng: Ðảng Cộng sản Việt Nam; bầu Ban Chấp hành Trung ương. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư của Ðảng.

          Ðại hội lần thứ V của Ðảng

Từ Ðại hội lần thứ IV đến Ðại hội lần thứ V của Ðảng là những năm đầu cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, đất nước thống nhất bước vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Dưới ánh sáng Nghị quyết Ðại hội lần thứ IV của Ðảng, toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta đã ra sức khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế giành thắng lợi trên nhiều lĩnh vực. Song nền kinh tế - xã hội của đất nước gặp nhiều khó khăn, thách thức mới.

Ðảng, Nhà nước ban hành một số chủ trương, chính sách mới về kinh tế. Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa IV (tháng 8/1979) bàn về phát triển sản xuất, tạo động lực mới cho nền kinh tế, phương hướng, nhiệm vụ phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương. Chỉ thị 100 (tháng 1/1981) của Ban Bí thư Trung ương Ðảng về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã đã bước đầu tạo khí thế mới trong sản xuất.

Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ V của Ðảng đã họp từ ngày 27 đến 31/3/1982 tại Hà Nội. Dự Ðại hội có 1.033 đại biểu thay mặt cho hơn 1,72 triệu đảng viên.

Có 47 đoàn đại biểu quốc tế đến dự. Ðại hội nghe Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng và nhiều báo cáo quan trọng khác. Đại hội chỉ ra các nguyên nhân của yếu kém, thẳng thắn nêu lên nguyên nhân chủ quan. Ðó là những sai lầm về lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Việc nắm và hiểu tình hình thực tế, việc cụ thể hóa đường lối và chấp hành đường lối của Ðảng có những khuyết điểm, sai lầm. Chưa thấy hết khó khăn, phức tạp của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế mà sản xuất nhỏ còn phổ biến. Lại bảo thủ, trì trệ, duy trì quá lâu cơ chế quản lý hành chính quan liêu, bao cấp, chậm thay đổi các chính sách, chế độ kìm hãm sản xuất.

Trên cơ sở phân tích hiện trạng của đất nước, những biến động của tình hình quốc tế và những âm mưu của các thế lực thù địch chống lại Việt Nam, báo cáo nêu rõ trong giai đoạn mới của cách mạng, Đảng phải lãnh đạo nhân dân ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hai nhiệm vụ chiến lược đó quan hệ mật thiết với nhau.

Đại hội khẳng định tiếp tục thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, vạch ra chiến lược kinh tế - xã hội, những kế hoạch phát triển, những chủ trương, chính sách và biện pháp thích hợp trong từng chặng đường.

Chặng đường trước mắt bao gồm những năm trong thập niên 1980. Những mục tiêu kinh tế và xã hội tổng quát cho những năm đó là: Ổn định dần dần, tiến lên cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, chủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng và xuất khẩu... Hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở các tỉnh miền Nam, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong cả nước. Đáp ứng những nhu cầu của công cuộc phòng thủ đất nước, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh trật tự.

Ðại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương và đồng chí Lê Duẩn được bầu tiếp tục làm Tổng Bí thư của Ðảng. Ngày 10/7/1986, Tổng Bí thư Lê Duẩn từ trần. Ban Chấp hành Trung ương họp phiên đặc biệt vào ngày 14/7/1986, bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư của Ðảng.

          Ðại hội lần thứ VI của Ðảng

Đại hội lần thứ VI của Đảng được tổ chức từ ngày 15 đến 18/12/1986 tại Hà Nội với sự tham dự của 1.129 đại biểu thay mặt cho hơn 1,9 triệu đảng viên. Dự Đại hội có 32 đoàn đại biểu quốc tế.

Đại hội VI với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Đại hội lần thứ VI của Đảng khẳng định những thành tựu đã đạt được, đồng thời chỉ rõ tình hình kinh tế - xã hội đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng, chưa thực hiện được mục tiêu do Đại hội lần thứ V đề ra.

Đại hội đã đánh giá tình hình của đất nước, nghiêm khắc tự phê bình tư tưởng giáo điều, chủ quan, duy ý chí. Từ thực tiễn cách mạng, Đại hội đã nêu lên nhiều bài học kinh nghiệm quan trọng.

Đại hội đã đề xướng sự nghiệp sự nghiệp đổi mới. Đại hội đã đưa ra quan điểm mới về cải tạo xã hội chủ nghĩa dựa trên 3 nguyên tắc: Nhất thiết phải theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất để xác định bước đi và hình thức thích hợp. Phải xuất phát từ thực tế của nước ta và là sự vận dụng quan điểm của V.I.Lênin coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa phải xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cả mặt xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa.

Đại hội xác định: Đổi mới toàn diện mọi lĩnh vực, trọng tâm trước mắt là đổi mới chính sách kinh tế, giữ vững ổn định chính trị là tiền đề để bảo đảm thực hiện thắng lợi Công cuộc đổi mới.

Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.

Số lượt xem: 92

Mã Chí Tính – Phó Trưởng phòng TC, HC, TT, TL (Biên soạn từ các tài liệu, Văn kiện Đại hội của Đảng)

Dịch vụ công Quốc gia Hệ thống văn bản của tỉnh CSDL hộ kinh doanh Thư điện tử công vụ Một cửa điện tử
© TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CHÂU VĂN ĐẶNG TỈNH BẠC LIÊU
Địa chỉ: Số 7, Đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 0781. 3823965 Fax: 0781. 3829654